Mạnh Thường Quân của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều
Đổi đời nhờ... sắn
Tiền thân của Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị là đại lý Bách hóa thực phẩm Quảng Trị, thành lập vào tháng 5.1973.
Dù quy mô, nguồn lực ban đầu khiêm tốn nhưng đại lý luôn tiên phong mở lối đưa muối, gạo vào các bản làng miền núi để phục vụ nhu cầu của đồng bào.
Nhờ đó, đại lý liên tục phát triển quy mô và chuyển sang mô hình công ty vào năm 2004.
Từ đó đến nay, Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị đã xây dựng 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, cao su và viên năng lượng, mỗi năm nộp 300 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước.
Ông Hồ Xuân Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty cho biết, 70% doanh thu của đơn vị là từ chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Còn nhớ những năm trước 2004, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô huyện Hướng Hóa trồng lúa rẫy nhưng năng suất thấp, thường xuyên phải ăn sắn thay cơm.
Nhìn người dân sống ở nơi có cả ngàn ha đất mà vẫn đói khổ, lãnh đạo công ty rất trăn trở.
Sau đó, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa, đồng thời vận động bà con trồng sắn cho công ty. Phía công ty cấp giống, vốn, hướng dẫn bà con kỹ thuật và thu mua sắn tận rẫy với giá luôn cao hơn thị trường.
“Hiện nay, giá sắn trên thị trường từ 1.200 -1.300 đồng/kg, nhưng chúng tôi vẫn thu mua với giá 1.700 - 2.000 đồng/kg.
Từ 300ha sắn năm 2004, đến nay diện tích sắn của công ty đã đạt 4.500ha, bao gồm cả huyện Hướng Hóa và Đakrông.
Mỗi năm cây sắn đem lại cho đồng bào 2 huyện 300 tỷ đồng, nhiều người từ sắn mà thoát nghèo” - ông Hiếu chia sẻ.
Giúp nông dân trồng tiêu giỏi
Ông Hồ Xuân Hiếu tâm sự, công ty hoạt động với nguyên tắc lấy lợi ích của người dân, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa làm lợi ích của mình.
Đầu năm 2011, trong một chuyến khảo sát cây tiêu vùng Cùa (địa bàn 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ), ông Hồ Xuân Hiếu nhận thấy mỗi ha tiêu bà con chỉ thu được 8 tạ, trong khi nông dân Tây Nguyên thu tới 4 tấn.
Để giúp đồng bào thay đổi cách làm, công ty mời lãnh đạo huyện Cam Lộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng tiêu các nơi, mới biết lâu nay nông dân Quảng Trị trồng tiêu trên cây mít, xoài và tưới nước không đúng kỹ thuật nên năng suất thấp.
Ngay sau chuyến đi, công ty đã chủ trì dự án phục hồi tiêu Cùa, giúp bà con chuyển sang trồng tiêu trên trụ gạch, bê tông, tưới nước đủ và đúng kỹ thuật...
Sau gần 5 năm, năng suất tiêu vùng Cùa đã đạt 4 tấn/ha và sản phẩm “Hồ tiêu Cùa” của công ty còn đạt giải Vàng quản lý chất lượng quốc tế thế kỷ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh.
Việt Nam đã chính thức xuất khẩu gạo từ năm 1989, nhưng cho đến nay vẫn chưa có... thương hiệu - đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn thua kém các nước khác, thậm chí cả nước mới tham gia xuất khẩu là Campuchia.
Từ buôn nấm, chị Nguyễn Thị Huyền, 37 tuổi, ở thôn Thượng Thuận, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) chuyển sang trồng nấm và có những sáng tạo trong nghề.
Từ một xã có xuất phát điểm thấp khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), sau 5 năm xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ) đã thành xã điểm xây dựng NTM ở tỉnh Đồng Nai.